Thiết kế đồ họa số - Truyền thông đa phương tiện là ngành học có tỉ lệ chọi xếp hạng “khủng” ở các trường đại học, cao đẳng suốt nhiều năm qua. Hầu hết các trường hiện nay đều có ngành đồ họa, tuy nhiên những “tấm chiếu mới” chưa hiểu rõ về ngành cần cân nhắc 3 tiêu chí dưới đây để dễ dàng chọn “bến đỗ” phù hợp.
1. Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế
Một trong những tiêu chí hàng đầu để lựa chọn trường học thiết kế đồ họa là hãy xem và nghiên cứu thật kỹ về chương trình đào tạo. Liên quan trực tiếp tới cái đẹp, xu hướng, truyền thông… đây là ngành sáng tạo & có tốc độ thay đổi, cải tiến mỗi giờ, mỗi ngày. Do đó, khung chương trình giảng dạy phải được chuẩn hóa từ những kiến thức nền tảng và thường xuyên được cập nhật, đổi mới để bắt kịp thị hiếu khách hàng và xu hướng chung của thời đại.
[caption id="attachment_9372" align="aligncenter" width="800"] Các bài giảng thiết kế đồ họa được nâng cấp liên tục theo tiêu chuẩn quốc tế[/caption]
Là một trong số ít những trường Cao đẳng có chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa theo tiêu chuẩn UK QAA của Anh Quốc, sinh viên KIC được trang bị và đào tạo chuyên sâu trong 4 lĩnh vực chính:
Principles of Art & Design |
Kiến thức về nguyên lý mỹ thuật đồ hoạ, ý tưởng thiết kế, thiết kế sáng tạo, bố cục, màu sắc, nhiếp ảnh số |
Digital Graphic & Web Design - P.O.S.M. |
Thiết kế sản phẩm đồ hoạ truyền thông số; bộ nhận diện thương hiện, thiết kế bao bì, in ấn, nghệ thuật chữ, thiết kế dàn trang sách báo, hệ thống P.O.S.M... |
Đồ họa trong Phim ảnh & Quảng cáo |
Biên soạn kịch bản phim, xử lý và dựng phim quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/doanh nghiệp; xử lý phim hậu kỳ, âm thanh. |
Kỹ năng mềm |
|
Có một thực tế rằng, nhiều sinh viên hiện nay có trình độ đầu vào và khả năng sáng tạo rất tốt. Tuy nhiên sau một thời gian theo đuổi ngành học, không ít bạn cảm thấy “lạc lối”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, tuy nhiên, nếu ngay từ đầu bạn đi theo một lộ trình học tập hay định hướng rõ ràng thì việc theo đuổi thiết kế đồ họa sẽ không còn quá gian nan.
Xem thêm bài viết Học ngành thiết kế đồ họa – đi từ đâu để không lạc lối?
2. Giảng viên và thời lượng thực hành
“Trăm hay không bằng tay quen”, designer không chỉ cần sáng tạo và có tư duy thiết kế mà còn cần thành thạo kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Do đó, thực hành chính là yếu tố vô cùng quan trọng.
Với hơn 300 giờ thực hành trên lớp, sinh viên KIC được giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp bởi các giảng viên “thực chiến” - đang làm việc và có nhiều năm kinh nghiệm tại các agency, công ty thiết kế hàng đầu cả nước.
[caption id="attachment_9368" align="aligncenter" width="800"] 300 giờ thực hành thiết kế đồ họa cùng đội ngũ giảng viên KIC giàu kinh nghiệm[/caption]
Với những kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy trong suốt quá trình làm việc, đội ngũ giảng viên KIC không đơn thuần là người giảng dạy kiến thức, mà còn là những người hướng dẫn, người đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học và thực hành. Để có nhiều chất liệu, trải nghiệm thực tế hơn,
sinh viên được yêu cầu và khuyến khích thực hiện nhiều dự án thiết kế theo cá nhân, theo nhóm nhằm quen với cách làm việc của các công ty, agency trên thực tế.
3. Triển vọng nghề nghiệp & cơ hội việc làm
Trong thời buổi “thừa thầy thiếu thợ” hiện nay, nhất là với lĩnh vực có nhiều mảng nhỏ như thiết kế đồ họa, mỗi trường đều có những mục tiêu đào tạo sinh viên khác nhau, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng cho từng vị trí riêng biệt.
Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng nhân sự ngày nay đều tìm kiếm nhân tài trực tiếp từ các trường, thậm chí chiêu mộ cả những sinh viên chưa ra trường nhưng có thành tích xuất sắc hoặc có tiềm năng đào tạo.
[caption id="attachment_9370" align="aligncenter" width="800"] Từ giảng đường đến doanh nghiệp, KIC luôn chú trọng đào tạo kiến thức & kỹ năng thực tế, để SV “làm được việc” ngay khi ra trường[/caption]
Với vai trò cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp, KIC hiện là đối tác liên kết - nguồn cung nhân lực của nhiều công ty, agency hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, tiếp thị số… Điển hình trong quá trình học tại trường, sinh viên KIC thường xuyên được kết nối đến tham quan, trải nghiệm không gian làm việc tại các công ty, kiến tập - thực tập để làm quen với môi trường chuyên nghiệp và luôn có “đặc quyền” được nhận vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa tại KIC.
Một số vị trí công việc sinh viên KIC có thể đảm nhiệm tốt sau khi ra trường:
- Thiết kế truyền thông số, thiết kế đồ hoạ quảng cáo số, thiết kế giao diện web.
- Thiết kế dàn trang, chế bản điện tử, thiết kế in ấn, thiết kế quảng cáo, marketing.
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Thiết kế hệ thống P.O.S.M. mô phỏng sản phẩm 3D.
- Sản xuất các sản phẩm phim quảng cáo – TVC/Intro, xử lý ảnh làm việc tại các studio.
- Phụ trách mỹ thuật đồ hoạ tại các doanh nghiệp.
- Khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật đồ hoạ, truyền thông nội dung số.
Xem thêm bài viết: “Chân dung” dân học ngành Thiết kế đồ họa, ra trường làm gì?
[caption id="attachment_9363" align="aligncenter" width="800"] KIC - Kent International College là một trong những trường có ngành Thiết kế đồ họa hàng đầu tại TPHCM[/caption]
Top lý do bạn NÊN chọn học ngành Thiết kế đồ họa tại KIC:
- Thực hành thực tế tại phòng Fablab - Studio được trang bị hệ thống máy tính, công cụ hỗ trợ, phần mềm đồ họa… tối tân nhất
- 300 giờ thực tập thực tế tại doanh nghiệp (on the job training) trong lĩnh vực sản xuất nội dung sáng tạo số, truyền thông số, sản xuất phim, hoạt hình
- Thời gian học ngắn: 2 năm (5 học kỳ học tập, 1 học kỳ thực tập)
- Các doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo: TripU, Alta Media, BoomMedia…
- Đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành, đáp ứng mọi xu thế tuyển dụng tương lai
- Không thi tuyển đầu vào – Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT hoặc tương đương