Chỉ với những “nguyên liệu” cơ bản như hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ… những Graphic Designer đã thêm vào một chút ý tưởng và sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm khác nhau trong ngành thiết kế đồ họa, mỗi loại phù hợp với một lĩnh vực và có tính ứng dụng chuyên môn cụ thể.
Thiết kế đồ họa được coi là lĩnh vực chơi với hình, làm bạn với màu sắc, kết thân với kiểu chữ, kết hợp lại trên một bố cục nhằm truyền tải ý tưởng và thông điệp qua hình ảnh đó.
Do đó, sản phẩm của ngành đồ họa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và đều đòi hỏi những kỹ năng, tư duy thiết kế khác biệt.
Hình dung thiết kế đồ họa như một cái bánh ngọt ngào đầy màu sắc, 8 lĩnh vực chính của ngành chính là 8 miếng bánh vô cùng hấp dẫn mà bạn có thể chọn ăn cùng lúc hay chỉ tập trung vào 1 loại duy nhất.
Việc hiểu rõ các mảng nhỏ trong ngành sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn về kỹ năng, định hướng cho công việc tương lai… Bài viết dưới đây đưa ra 8 lĩnh vực chính mà ngành Thiết kế đồ họa đang có, cùng tìm hiểu nhé!
[caption id="attachment_9342" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế đồ họa - Graphic Design là một trong những ngành nghề “hái ra tiền” được nhiều người trẻ theo đuổi[/caption]
1. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu - Logo Identity
[caption id="attachment_9345" align="aligncenter" width="800"] 1 bộ nhận diện thương hiệu thường gồm logo, slogan, card visit, catalogue...[/caption]
Tương tự như cách bạn chọn hình đại diện trên các trang mạng xã hội, bộ nhận diện thương hiệu chính là bộ mặt của doanh nghiệp, thể hiện cá tính & thông điệp, sứ mệnh mà doanh nghiệp đó đang định hướng phát triển.
Designer khi nhận trọng trách sáng tạo logo sẽ phác thảo các đường nét tạo thành biểu tượng, lựa chọn màu sắc, font chữ dựa trên tính cách và sản phẩm của thương hiệu.
Do đó, không chỉ cần giỏi kỹ năng thiết kế mà designer còn cần nắm rõ kiến thức marketing, có khả năng nghiên cứu và hiểu được tinh thần, thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải cũng như liên tục cập nhật các xu hướng thiết kế mới.
2. Marketing & Quảng cáo
Hầu hết khi nhắc đến thiết kế đồ họa, người ta thường nghĩ ngay đến mục đích tiếp thị và quảng cáo. Sản phẩm đồ họa ở lĩnh vực này thường tạo ra những hình ảnh ấn tượng, chứa nội dung hấp dẫn và bố cục bắt mắt người xem. Mục đích cuối cùng là tác động đến quyết định mua hàng và thúc đẩy tăng doanh số.
Thị trường kinh doanh và Marketing ngày càng phát triển lớn mạnh, nhu cầu tuyển dụng designer càng cao, đặc biệt là những người trẻ năng động & sáng tạo.
[caption id="attachment_9343" align="aligncenter" width="800"] Marketing & Quảng cáo là một trong 8 lĩnh vực nhỏ của ngành Thiết kế đồ họa thu hút nhiều designer làm việc nhất[/caption]
3. Thiết kế giao diện người dùng - User Interface
Bạn có từng tự hỏi, tại sao bản thân rất khó “kiểm soát” được thời gian và những tương tác mỗi lần lướt Facebook hay các trang mua sắm online?
Một phần lý do là bởi, mọi sự đã được tính toán bởi những designer đại tài trong lĩnh vực thiết kế giao diện người dùng. User Interface graphic design tập trung vào trải nghiệm hình ảnh của người dùng, cân bằng yếu tố thẩm mỹ với các chức năng kỹ thuật như nút nhấn, thanh menu…
Càng tối ưu hóa các thiết kế giao diện, ứng dụng di động hoặc trang web sẽ càng dễ sử dụng, đẹp mắt, đem lại trải nghiệm thân thiện và giữ chân người dùng lâu hơn.
(hình màn hình cái điện thoại hoặc laptop có đồ họa)
Thiết kế giao diện người dùng giữ vị trí then chốt khi trải nghiệp trên ứng dụng mobile, website… ngày càng được ưa chuộng
4. Thiết kế ấn phẩm xuất bản - Book & Magazine
[caption id="attachment_9344" align="aligncenter" width="800"] Designer lĩnh vực thiết kế ấn phẩm có thể làm việc tại các agency hoặc trở thành freelancer cộng tác với nhà xuất bản[/caption]
Là phương tiện truyền thống nhưng chưa bao giờ ngừng phát triển hay lỗi thời mà các ấn phẩm sách, báo, tạp chí ngày càng được ưa chuộng, đầu tư và gia tăng số lượng phát hành các ấn phẩm online.
Các nhà thiết kế ấn phẩm thường làm việc cùng nhà xuất bản, các biên tập viên để bàn bạc, thống nhất về bố cục, kiểu chữ, cách phối màu sao cho lột tả được hết ý nghĩa, tinh thần của các tác phẩm nghệ thuật đi kèm.
Bên cạnh chuyên môn thiết kế đồ họa, designer trong lĩnh vực này còn am hiểu về kỹ thuật in ấn, xử lý màu, xuất bản kỹ thuật số…
5. Thiết kế bao bì
[caption id="attachment_9340" align="aligncenter" width="800"] Nếu chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, thiết kế bao bì đẹp chính là điều then chốt không kém cạnh[/caption]
Không phải những hình ảnh quảng cáo, poster, catalogue...mà chính bao bì sản phẩm mới tiếp cận với khách hàng nhiều nhất. Do đó, thiết kế bao bì vô cùng quan trọng vì các thông tin, hình ảnh trên bao bì giúp quảng bá trực tiếp tới khách hàng.
Mỗi chiếc hộp đựng, chai lọ hay túi giấy… đều là một cơ hội để thương hiệu kể câu chuyện về mình. Lúc này, công việc của designer đòi hỏi sự am hiểu nhất định về tính chất sản phẩm (đồ dùng mỹ phẩm, thức ăn, nước uống…), về thị trường mà thương hiệu đó đang hoạt động, đối tượng khách hàng (trẻ em, giới trẻ…) cũng như thị hiếu người tiêu dùng để tạo ra những thiết kế phù hợp.