1/ Học gì để vào ngành hàng không?
Nhiều bạn hỏi Kent rằng “Em muốn học ngành hàng không, nên thi khối nào ạ?”. Thực tế thì ngành hàng không là ngành khá đặc thù. Đặc thù lớn nhất chính là không quá đòi hỏi cao về bằng cấp nhưng lại cực kỳ khắt khe về nghiệp vụ. Vậy nên với ngành hàng không, thi khối nào, học ở đâu ra không quan trọng bằng việc kỹ năng nghề của bạn như thế nào.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm tiếp viên hàng không. Bạn không nhất thiết phải có bằng đại học, nhưng để được chọn bạn bắt buộc phải đáp ứng đủ các tiêu chí tuyển dụng khắt khe từ hãng về ngoại hình, chiều cao, trình độ ngoại ngữ cho đến các kỹ năng nghiệp vụ. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo bài Để trở thành tiếp viên bạn cần đáp ứng điều kiện gì?
Đối với phi công cũng vậy nhưng độ khó sẽ cao hơn, bạn cần phải trải qua các bài test về ngoại ngữ, năng khiếu để đánh giá về tố chất nghề tại trường phi công. Nếu đáp ứng bạn sẽ trải qua khóa huấn luyện cực kỳ khắt khe để quyết định việc có trở thành phi công hay khôn
Đối với các vị trí đặc thù như kiểm soát viên không lưu, huấn luyện bay, chuyên viên điều hành bay, kỹ sư bảo dưỡng máy bay… đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chuyên môn cực kỳ cao, đi kèm là khả năng tập trung, quan sát, xử lý tình huống… Chính vì vậy để vào những vị trí này bạn phải thực sự có tố chất đồng thời trải qua các khóa huấn luyện cấp độ cao ở trong và ngoài nước.
Vậy nên, nếu bạn muốn vào làm việc tại ngành hàng không thì cần xác định được vị trí muốn làm. Tương ứng với mỗi vị trí, cách ứng tuyển sẽ khác nhau, từ đó có lộ trình chuẩn bị, học tập thật chu đáo. Ví dụ nếu muốn làm tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ mặt đất bạn cần học thật tốt ngoại ngữ, trau chuốt về ngoại hình, giọng nói, kỹ năng nghiệp vụ. Đối với các vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao, một số sẽ có chuyên ngành đào tạo tại các trường và đa phần sẽ tập trung vào các khối thi như A, A1, D, D9.
2/ Top 3 chuyên ngành hàng không “khát” nhân lực, “cứ học là có việc”
Để khai thác, vận hành một chuyến bay an toàn, suôn sẻ là sự kết hợp của rất nhiều khâu trong hàng không chứ không chỉ có tiếp viên và phi không. Điều này để nói rằng việc làm ngành hàng không vô cùng đa dạng, cơ hội luôn rộng mở cho các bạn trẻ, nhất là khi kinh tế tăng trưởng, ngành hàng không rõ ràng không thể thiếu được.
Nếu bạn thích ngành hàng không nhưng bản thân không phù hợp với các nghề như tiếp viên, phi công thì đừng lo có rất nhiều vị trí khác đang đón chờ bạn. Trong đó phải kể đến 3 vị trí đang cực kỳ “khát” nhân lực chất lượng cao gồm:
Kỹ sư hàng không
Là những người làm nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa động cơ, cabin, thân máy, hệ thống trong máy bay, đảm bảo “sức khỏe” cho máy bay. Vị trí này đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, chịu được áp lực, làm việc dưới mọi điều kiện thời tiết, xử lý tốt các sự cố bất khẩn cấp. Do đó mức lương của ngành cũng cực kỳ khủng, dao động từ 27-250 triệu đồng tùy năng lực, vị trí.
Nếu muốn trở thành kỹ sư hàng không, bạn có thể học tại các trường có chuyên ngành này như Bách Khoa, học viện kỹ thuật quân sự, Sĩ quan không quân, Học viện phòng không không quân, Học viện hàng không.
Huấn luyện bay
Đây là vị trí đòi hỏi thông thạo việc điều khiển máy bay, có khả năng truyền đạt, kiên nhẫn cao, do đó sẽ có mức lương cực đỉnh, dao động từ 198-297 triệu đồng/tháng. Thấp hơn sẽ là vị trí kiểm soát viên không lưu, người chịu trách nhiệm hướng dẫn đường bay của máy bay để ngăn ngừa va chạm. Vị trí này đòi hỏi tập trung cao, phản xạ nhanh, áp lực lớn do đó thường sẽ làm theo ca. Theo số liệu từ Bộ LĐTBXH mức lương của vị trí này dao động từ 50-120 triệu đồng.
Hiện tại Học Viện Hàng không là cơ sở có đào tạo ngành quản lý hoạt động bay và kỹ thuật hàng không, bạn có thể tham khảo nếu muốn làm việc tại các vị trí hấp dẫn này.
Vận tải hàng không, quản lý chuỗi cung ứng
Không hào nhoáng như phi công, tiếp viên, huấn luyện bay, vận tải hàng không là chuyên ngành dành cho những con người làm việc thầm lặng trong ngành hàng không. Bạn có thể thấy họ là nhân viên giám sát an ninh, điều hành khai thác khu bay, nhà ga, nhân viên phục vụ hành khách mặt đất, nhân viên bán vé máy bay… Một số khác làm việc tại các hãng hàng không.
Mặc dù mức lương không cao chót vót như phi công, huấn luyện bay, kỹ sư hàng không nhưng đây là ngành ổn định, ít rủi ro và có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình. Đặc biệt với việc mở rộng quy mô cơ sở vật chất, xây dựng sân bay quốc tế, việc làm ngành vận tải hàng không ngày càng tiềm năng. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ngành quản trị vận tải hàng không để hình dung rõ hơn.
Như vậy học ngành hàng không ở đâu sẽ tùy thuộc vào vị trí mà bạn muốn trở thành. Với ngành hàng không, đam mê lớn thôi chưa đủ, bạn cần thật tỉnh táo để biết được bản thân có thực sự phù hợp hay không?
Mong rằng những chia sẻ trên bạn đã có lựa chọn ngành dễ xin việc cho bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc nào đừng ngần ngại để lại câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi tại
- Fanpage: https://www.facebook.com/caodangquoctekent
- Hotline: 0938 361 456 - 0888 111 818
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 257A8 Nguyễn Văn Lượng, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp HCM