Vị thế ngành thiết kế đồ họa đã và đang được khẳng định qua nhu cầu tuyển dụng, mức lương, chế độ đãi ngộ… dành cho những Designer có tài, có tâm. Vậy cụ thể, học ngành thiết kế đồ họa ra làm nghề gì, cần “bỏ túi” những kỹ năng nào? Bài viết dưới đây sẽ có cho bạn câu trả lời thỏa đáng.
[caption id="attachment_9400" align="aligncenter" width="800"] Học ngành Thiết kế đồ họa ra làm nghề gì?[/caption]
Trong những chủ đề trước, KIC đã cùng bạn tìm hiểu ngành Thiết kế đồ họa xoay quanh nhiều góc độ, từ việc định nghĩa, khám phá các tố chất cần có đến việc chuẩn bị sẵn sàng các kiến thức & kỹ năng, hay việc chọn một điểm bắt đầu để “không lạc lối” trong suốt quá trình học và làm nghề.
Bài viết này sẽ cùng bạn đào sâu hơn vào khía cạnh nghề nghiệp - những vị trí công việc mà sinh viên thiết kế đồ họa học ra trường có thể đảm nhiệm và rất được nhà tuyển dụng “săn đón”.
1. Từ nhu cầu tuyển dụng thực tế: học thiết kế đồ họa ra làm gì?
Đi từ những yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng của ngành Thiết kế đồ họa nói chung và các doanh nghiệp có bộ phận Thiết kế nói riêng, có thể liệt kê một số vị trí công việc phân chia theo cấp bậc - kinh nghiệm và lĩnh vực hoạt động của Designer như sau:
Theo lĩnh vực hoạt động trong ngành thiết kế đồ họa:
Nhân viên thiết kế website (Web Designer): giữ trọng trách và vai trò quan trọng trong sự hình thành, phát triển một trang web, hỗ trợ người dùng trải nghiệm giao diện thân thiện, tối ưu nhất. Web designer thường đảm nhận các công việc như: xây dựng bố cục, đồ họa cho các trang web; thiết kế kiểu chữ, sắp xếp biểu tượng hiển thị…
Nhân viên thiết kế logo (Logo Designer): không chỉ là một biểu tượng đồ họa, logo còn là hình ảnh nhận diện của thương hiệu hay một sản phẩm, truyền tải thông điệp, sứ mệnh mà doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng, tầm nhìn hay giá trị của sản phẩm. Thông thường, nhân viên thiết kế logo sẽ làm việc tự do (freelancer) hoặc tại các agency - kết nối với nhiều nhãn hàng chứ không làm việc tại in-house team của các doanh nghiệp.
Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphic Designer): bằng cách tạo ra những hiệu ứng chuyển động trên các hình ảnh đồ họa, thêm thắt yếu tố âm thanh, âm nhạc để tạo thành một video sống động, thường có dạng đồ họa hoạt hình, phim quảng cáo...
[caption id="attachment_9399" align="aligncenter" width="533"] Designer được “săn đón” và làm việc trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế, quảng cáo, sản xuất, phim ảnh...[/caption]
Xem thêm một số lĩnh vực trong ngành Thiết kế đồ họa
>> 8 “miếng bánh ngon” của ngành Thiết kế đồ họa số [P.1]
>> 8 “miếng bánh ngon” của ngành Thiết kế đồ họa số [P.2]
Theo cấp bậc và kinh nghiệm
Creative Director: chịu trách nhiệm chính về ý tưởng sáng tạo, chiến lược và đóng vai trò như một người quản lý, kết nối các bộ phận để đảm bảo hoàn thành tiến độ công việc.
Art Director: có nhiệm vụ phát triển ý tưởng, yếu tố liên quan đến hình ảnh, phối hợp với bộ phận nội dung Content Writer, Copywriter tạo ra những hình ảnh, print ads chất lượng trong một chiến dịch marketing, chiến dịch quảng cáo…
Design Director: là người ‘thuyền trưởng’ của team Design, có trách nhiệm giám sát nhân viên & đưa ra những ý tưởng triển khai thiết kế, chỉnh sửa và duyệt các thiết kế của nhân viên design.
Chuyên viên Thiết kế đồ họa: Thông thường, đây là vị trí nghề nghiệp đầu tiên mà một sinh viên học Thiết kế đồ họa mới ra trường có thể đảm nhiệm và làm tốt ngay. Mọi kiến thức & kỹ năng học được trên ghế nhà trường từ thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu, ấn phẩm POSM… đều có thể ứng dụng ngay vào công việc. Dù là khởi điểm trên lộ trình sự nghiệp dài hơi, nhưng vị trí chuyên viên Thiết kế đồ họa cũng được đánh giá trong top “nghề hot lương cao” trên thị trường hiện nay.
[caption id="attachment_9401" align="aligncenter" width="800"] Ngoài mức lương cao, học ngành thiết kế đồ họa ra còn được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo[/caption]
...đến top các kỹ năng cần sẵn sàng chuẩn bị
Đi ngược từ vị trí và những cụ thể công việc của Designer để vừa có cái nhìn tổng quan, vừa hiểu được từng chi tiết bên trong, bạn sẽ có sự chuẩn bị chỉn chu cho “công việc mơ ước” của mình sau này. Các nhà tuyển dụng ngày nay hầu như không đặt nặng chuyện ứng viên phải tốt nghiệp từ một trường đại học danh giá với số điểm cao ngất ngưỡng nữa. Mà ngược lại, các doanh nghiệp đều cần một ứng viên biết nhiều - làm nhiều - sáng tạo nhiều.
Do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy dành thật nhiều tâm sức cho một số “chiêu thức” dưới đây:
Tận dụng thời gian thực hành: mỗi ngày mọi người đều có 24h, còn mỗi sinh viên ngành Thiết kế đồ họa số tại KIC đều có hơn 300 giờ thực hành tại phòng Fablab - Studio được đầu tư dành riêng cho những “Designer tương lai”. Ngoài giờ học trên lớp, đây là khoảng thời gian bạn “va chạm” nhiều nhất với những công cụ, phần mềm đồ họa, và cũng chính là cơ hội dễ dàng nhất để trao đổi & nhờ giảng viên giải đáp thắc mắc.
[caption id="attachment_9356" align="aligncenter" width="800"] Checklist những kỹ năng cần có để học ngành thiết kế đồ họa, bạn đã “check” được bao nhiêu “list”?[/caption]
Thực tập & “tích lũy độ dày” của Portfolio: 99/100 nhà tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm > 1 năm. Nhưng với sinh viên mới tốt nghiệp, kinh nghiệm đó lấy từ đâu ra? Câu trả lời là: từ chính những kỳ thực tập hay những công việc bạn làm thêm trong thời sinh viên. Với 500 giờ thực tập tại doanh nghiệp với chương trình on the job training tại doanh nghiệp - đặc quyền của sinh viên học thiết kế đồ họa tại KIC, chắc chắn đã là một “hành trang” lý tưởng cho bản portfolio của bạn.
Một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành, tham khảo tài liệu, đọc & xem nhiều sách báo, phim ảnh… để có chất liệu sáng tạo và tư duy nghệ thuật. Xem thêm Checklist kỹ năng nhất định phải có nếu muốn trở thành Designer.