Bạn muốn học ngành Thiết kế đồ họa nhưng chưa biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu? Bạn cũng hoang mang vì “nghe đồn” đây là ngành khó? Bài viết dưới đây sẽ “lật bài ngửa” toàn bộ những gì bạn cần biết trước khi quyết tâm dấn thân vào con đường học đồ họa chuyên nghiệp.
1. Học Thiết kế đồ họa từ đâu?
[caption id="attachment_9358" align="aligncenter" width="800"] Học Thiết kế đồ họa từ...đầu![/caption]
Quá trình học tập dù ở ngành nào hay lĩnh vực, môn học nào cũng đều có điểm xuất phát và đích đến cuối cùng. Bất kỳ một sự “chen ngang” nào cũng đều gây ra những thiếu hụt kiến thức, kỹ năng nhất định cho chuyên môn của bạn.
Do đó, học Thiết kế đồ họa cần có một kế hoạch, lộ trình thật chi tiết và bài bản. Bài viết trước đây KIC đã từng đề cập đến chủ đề này và chỉ ra một số hướng đi cho những người mới bắt đầu như bạn.
>> Xem bài viết Học ngành thiết kế đồ họa - đi từ đâu để không lạc lối?
Nhìn chung, bạn có thể hình dung toàn bộ quá trình học ngành thiết kế đồ họa sẽ xoay quanh 3 yếu tố quan trọng dưới đây:
2. Lý thuyết về các nền tảng thiết kế:
Nhiều bạn chỉ cần nghe nhắc đến hai từ lý-thuyết là đã ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa. Nhưng trên thực tế, bất cứ designer nào cũng phải nằm lòng các nguyên lý mỹ thuật đồ họa, ý tưởng thiết kế, xây dựng bố cục, cách phối chọn màu sắc… để từ đó hình thành tư duy thiết kế, triển khai & hiện thực hóa các ý tưởng của mình.
Sử dụng các công cụ thiết kế thượng thừa:
Khác với họa sĩ, designer sẽ không cầm giấy bút hay các palette pha màu mà “vũ khí” của họ chính là các công cụ thiết kế như Adobe Indesign, Adobe Photoshop, Autodesk 3Ds Max… Và như một lẽ dĩ nhiên, chiến binh nào cũng cần luyện tập và rèn luyện thật nhiều, thật kỹ lưỡng với vũ khí của mình trước khi xung trận.
[caption id="attachment_9357" align="aligncenter" width="800"] Học ngành thiết kế đồ họa không khó, quan trọng là bạn có lộ trình[/caption]
Update bản thân bằng các kỹ năng mềm:
Designer không chỉ làm bạn với hình ảnh, màu sắc hay công cụ mà còn phải giao tiếp, trao đổi và Brainstorm ý tưởng với rất nhiều thành viên khác trong nhóm hay khách hàng của mình. Có tài thiết kế xuất chúng và gu thẩm mĩ chuẩn chỉnh, bạn đã có trong tay 99% thành công, 1% còn lại nằm ở:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tiếp nhận & xử lý thông tin
Một số cái khó khi học ngành Thiết kế đồ họa
Ngoài mức lương cao và hình ảnh hào nhoáng từ bên ngoài nhìn vào dân học & làm ngành thiết kế đồ họa, có một số cái khó mà chỉ “người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt” bạn nên biết...để lường trước như:
Thời gian linh động
Nghĩa là ngoài giờ học trên giảng đường, bạn sẽ còn linh động sắp xếp thời gian cho nhiều đêm dài thức trắng làm đồ án chạy kịp deadline. Bù lại, từ cái khó ló cái...sáng suốt hơn, bạn sẽ dần biết cách dùng công cụ, tìm phương pháp hiện đại hơn, mới hơn để tối ưu hiệu suất làm việc của mình.
Phải “chi mạnh tay” cho thiết bị hỗ trợ học tập
Có 2 thứ bất di bất dịch với giỏ đồ của mọi designer chính là máy tính để bàn hoặc laptop và con chuột. Với các bạn sinh viên cũng vậy, để các phần mềm, ứng dụng đồ họa chạy mượt mà, máy tính của bạn cần có cấu hình cao và chắc chắn chi phí đầu tư cũng không hề rẻ.
Cân bằng cái tôi nghệ thuật & yêu cầu hay góc nhìn của người khác
Mỗi designer là một phong cách cá biệt, và để giữ vững chỗ đứng trong nghề, designer phải biết bảo vệ quan điểm nghệ thuật của mình, nhưng cái khó của designer là phải đồng thời tuân theo yêu cầu từ cấp trên hay chính khách hàng của mình.
(cho xin hình có 1 hoặc nhiều chiếc CSVC trắng mịn ở đây nữa)
Sinh viên học Thiết kế đồ họa được đào tạo bài bản có nền tảng kiến thức & kỹ năng chuyên môn “làm được việc” ngay khi ra trường
3. Vậy có tuyệt chiêu nào để học đồ họa nhàn tênh?
Vạn sự khởi đầu nan, gian nan cũng tuyệt đối không được nản!
Từ những khó khăn đã kể trên, KIC đã liệt kê cho bạn một số cách hóa khó khăn thành thinh không sau đây:
- Vẽ ra con đường học tập & làm nghề bạn mong muốn để dù 1 năm hay 3-5 năm sau nhìn lại, bạn chỉ cần đi đúng hướng đó, có đủ động lực và không lạc lối hay từ bỏ
- Thường xuyên tham khảo tài liệu, xem - nghe - nhìn những xu hướng hay kiến thức mới, ghi chép lại mọi cảm hứng chợt nảy ra trên đường đi hay lúc đang xem phim, giải trí...để có nhiều tư liệu áp dụng cho các thiết kế, dự án
- Tập luyện thật nhiều với các công cụ thiết kế đồ họa để trăm hay không bằng...tay quen
- Học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người trong ngành để nắm bắt các xu hướng thiết kế, biết cách làm việc với các thành viên trong công ty, với khách hàng
Tóm lại,
Dù bạn là “kẻ tay mơ” chưa biết gì hay đang đắn đo mong muốn chọn học ngành thiết kế đồ họa thì cũng đừng lo lắng gì cả. Những gì bạn cần là được học tập một cách bài bản chính quy, tiếp cận những kiến thức thực tế với đội ngũ giảng viên uy tín cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại…
Một môi trường đáp ứng toàn bộ những tiêu chí kể trên chính là KIC - Kent International College.
>> Tìm hiểu thêm tại đây