Gõ tìm kiếm “học thiết kế đồ họa”, bạn sẽ nhận được hơn 57 triệu kết quả trong vòng 0,82 giây. Với lượng thông tin khổng lồ đó, đâu sẽ là định hướng cho ngành học mà bạn đang tìm hiểu?
Bài viết dưới đây sẽ không cung cấp lại những thông tin chung mà đi thẳng vào những “vấn đề không phải ai cũng nói” nhưng cực kỳ hữu ích cho các Designer tương lai. Học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu, cần đầu tư phát triển kỹ năng nào, có nhất định phải giỏi vẽ và thi môn năng khiếu bắt buộc? Từng phần nội dung bên dưới sẽ giải đáp chi tiết những vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
[caption id="attachment_9421" align="aligncenter" width="800"] Bạn cần chuẩn bị gì, bắt đầu từ đâu để học ngành Thiết kế đồ họa?[/caption]
1. Hãy đi chậm rãi từ những bước cơ bản
Một trong những sai lầm thường thấy của người học thiết kế đồ họa là luôn nghĩ mình cần bắt đầu bằng những điều “thật ngầu”, chẳng hạn như vẽ một chiếc logo ấn tượng hay thiết kế một bìa sách độc đáo. Dĩ nhiên bạn hoàn toàn có thể làm được và thậm chí còn làm rất đẹp, nhưng nếu chưa có kiến thức vững chắc về nền tảng thiết kế, bố cục hay cách phối chọn các bảng màu sắc, thì liệu sự sáng tạo của bạn sẽ...đột phá được trong bao lâu?
Về cơ bản, ở giai đoạn đầu tiên, bạn chỉ cần sử dụng hết 30% công suất của các phần mềm thiết kế, hay nói dễ hiểu hơn là chỉ cần biết cách dùng công cụ và thường xuyên thao tác để rèn luyện “tay nghề” là đủ.
[caption id="attachment_9422" align="aligncenter" width="800"] Học cách sử dụng công cụ rất cần thiết, nhưng cũng đừng bỏ quên những kiến thức nền tảng về thiết kế[/caption]
Song, bạn cần tập trung nghiên cứu, tìm hiểu qua nhiều tài liệu và bài giảng trên lớp về những kiến thức nền tảng. Dù thiên nhiều về lý thuyết, nhưng đây chính là cơ sở để sáng tạo và theo bạn suốt quá trình làm nghề sau này.
Một số môn học chính có thể tham khảo như:
Nghiên cứu thiết kế:
- Kỹ thuật thiết kế analogue và digital, môi trường truyền thông tương tác (interactive media): trình duyệt website, cấu trúc bố cục website (layout structure) và truyền thông đa phương tiện
- Xây dựng các nguyên tắc về thiết kế đồ họa chuyển động liên quan đến chuỗi hoạt ảnh, âm thanh và video...
Sáng tạo hình ảnh & typography:
- Kiến thức về chữ số cơ bản
- Kỹ năng, trình bày, sáng tạo chữ số
- Nội dung và tính chất của chữ
- Bố cục chữ trong sản phẩm thực tế
- Ký tự chữ để thiết kế bố cục quảng cáo, thiết kế hình ảnh, thiết kế thương hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu, các sản phẩm liên quan tới in ấn: sách, báo, tạp chí, ...
- Sử dụng các công cụ đồ hoạ để thiết kế sản phẩm
[caption id="attachment_9424" align="aligncenter" width="800"] Học song song lý thuyết & thực hành, sinh viên Thiết kế đồ họa KIC vừa giỏi kiến thức, vừa chắc tay nghề[/caption]
Tại KIC, sinh viên học ngành Thiết kế đồ họa số sẽ được học song song các môn lý thuyết và thực hành, vừa đảm bảo khối lượng kiến thức truyền tải, vừa tạo hứng thú cho sinh viên trong những giờ học tại phòng Fablab thực hành mô phỏng.
Dù có đến 300 giờ thực hành, nhưng chỉ vậy là chưa đủ
Hơn 300 giờ là số thời lượng thực hành của mỗi sinh viên KIC trong chương trình on the job training, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên tiếp cận với các dự án thực tế của doanh nghiệp, học và làm trực tiếp theo các xu hướng và yêu cầu mới nhất của thị trường.
Dù số giờ thực hành và lượng kiến thức gần như đã được phân bổ hợp lý, nhưng hãy dành thêm những khung giờ trống đến thư viện, đọc thêm nhiều sách báo, tạp chí… để vừa có thêm vốn sống, vừa có được nhiều chất liệu sáng tạo mới.
[caption id="attachment_9357" align="aligncenter" width="800"] Thư viện KIC với hệ thống hàng nghìn đầu sách chuyên ngành, sách tham khảo, tiếng Anh… mở cửa xuyên suốt phục vụ sinh viên[/caption]
Học Thiết kế đồ họa có cần giỏi ngoại ngữ?
Theo bạn, trở thành Designer có cần giỏi ngoại ngữ, cụ thể là giỏi tiếng Anh không?
Có đấy! Trong thời đại “mở cửa” và “thế giới phẳng” như hiện nay, bất kỳ ngành học nào cũng cần có ngoại ngữ như một kỹ năng thiết yếu, và Thiết kế đồ họa không phải ngoại lệ. Bởi ngoài việc giao tiếp thông thường, tiếng Anh còn là một lợi thế khi bạn trở thành Designer.
Trước tiên, đa phần những tài liệu tham khảo, sách báo hay tạp chí về xu hướng thiết kế thịnh hành đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Đọc hiểu nhanh các tài liệu tiếng Anh giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian “tra Google dịch”, vừa cập nhật nhanh chóng những xu hướng của thế giới.
[caption id="attachment_9423" align="aligncenter" width="800"] Ngoại ngữ giúp Designer tự tin hơn trong giao tiếp & thăng tiến nhanh hơn trong công việc[/caption]
Ngoài ra, là ngành đặc thù có nhiều freelancer (người làm việc tự do) hay có thể trở thành “nghề tay trái hái ra tiền”, Designer không bị bó hẹp không gian và cả thời gian làm việc. Họ có thể nhận nhiều dự án làm việc từ nước ngoài hay từ những thương hiệu, tập đoàn đa quốc gia trong và ngoài nước. Do đó, tiếng Anh chắc chắn là một phần không thể thiếu được trong checklist những kỹ năng nhất định Designer phải có!
Vậy học Thiết kế đồ họa có bắt buộc phải thi môn năng khiếu?
Nhiều bạn có mong muốn và đam mê trở thành Designer nhưng lại theo học các khối tự nhiên như A00 (Toán - Lý - Hóa), A01 (Toán - Lý - Anh), D01 (Toán - Văn - Anh)... và dường như chẳng liên quan gì đến các khối H có các môn Vẽ năng khiếu.
Nếu đang rơi vào trường hợp này thì cũng đừng ngần ngại gì mà hãy mạnh dạn xét tuyển vào ngành Thiết kế đồ họa số nhé. Bởi kỹ năng vẽ tay trong ngành Đồ họa chỉ là một “điểm cộng” nên có và bạn hoàn toàn có thể học cải thiện, nâng cao trình độ sau khi đã trúng tuyển vào ngành.
Hơn cả việc đắn đo chọn khối thi, việc bạn cần làm là xác định hướng đi cho mình để không “lạc lối” một khi đã theo đuổi ngành học này.
Xem thêm: Học ngành thiết kế đồ họa – đi từ đâu để không lạc lối?
Chọn ngành Thiết kế đồ họa số tại KIC với phương thức xét tuyển theo Học bạ, dựa trên điểm trung bình môn học các năm THPT, áp lực thi cử được “san sẻ” nhiều hơn, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức cho quá trình học tập chuyên sâu & sẵn sàng công việc sau này.
Tìm hiểu thêm về Thiết kế đồ họa số tại KIC – Cao đẳng Quốc tế Kent hoặc gọi đến Hotline 0938 361 456 để được tư vấn chi tiết, định hướng ngành nghề.