Sáng tạo, “nghệ sĩ”, phong cách… là những đặc trưng mà ngành thiết kế thu hút nhiều bạn trẻ Gen Z. Nhưng học thiết kế đồ họa trường nào tốt, hướng đi nào phù hợp cũng là câu hỏi của đa số. Bài viết dưới đây sẽ là một phần trong bức tranh tổng thể, giải đáp thắc mắc xoay quanh ngành học này.
1. Gen Z là ai, tại sao mê đắm ngành Thiết kế đồ họa?
Gen Z - nhóm thế hệ trẻ có năm sinh từ 1997 đến khoảng năm 2010, được biết đến là những người năng động, cá tính và cực kỳ có chất riêng. Là thế hệ được đầu tư hoàn chỉnh về giáo dục, thể chất và môi trường sống nên hầu hết các bạn trẻ Gen Z đều nhạy bén với công nghệ hiện đại, biết chọn lọc thông tin, dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và đặc biệt có gu sáng tạo.
Đó cũng là những tố chất then chốt nhất của người học và làm việc trong ngành Thiết kế đồ họa, nên ngày càng có nhiều bạn trẻ có đam mê và quyết tâm theo đuổi ngành học này.
[caption id="attachment_9404" align="aligncenter" width="800"] Gen Z cá tính, sáng tạo & có chất riêng là những tiềm năng mới của ngành Thiết kế đồ họa[/caption]Sức hấp dẫn của ngành Thiết kế đồ họa
Bạn có nhớ những lần đến rạp chiếu phim, dọc các hành lang là những tấm poster quảng cáo phim bắt mắt, những tờ rơi (leaflet) ấn tượng? Hay những quyển tạp chí thời trang được trình bày bố cục độc đáo, trau chuốt đến từng con chữ hay màu sắc, hình ảnh? Đây chính là một vài trong số rất nhiều những sản phẩm của thiết kế đồ họa.
Còn đối với thị trường lao động hiện nay hay ở góc độ doanh nghiệp, lĩnh vực thiết kế đồ họa nói chung và các Designer luôn có một “chỗ đứng” quan trọng và sức ảnh hưởng nhất định:
Góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu:
Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, tin cậy thì bất kỳ công ty, thương hiệu nào cũng cần thiết kế đồng bộ logo, danh thiếp, brochure, standee, catalogue… Một ví dụ để thấy tầm quan trọng của thiết kế hình ảnh nhận diện thương hiệu đó là, bạn có thể không biết đến hãng sản xuất điện thoại thông minh được nhiều người ưa chuộng nhất trên thế giới, nhưng nếu nhìn thấy logo hình quả táo cắn dở, bạn chắc chắn biết đó là thương hiệu Apple. Và nếu bạn đã từng trầm trồ về một logo hay bộ nhận diện của thương hiệu nào đó về tính sáng tạo, đột phá… đó chính là một thành công của người làm thiết kế đồ họa.
[caption id="attachment_9405" align="aligncenter" width="800"] Thiết kế logo & bộ nhận diện thương hiệu là một trong những lĩnh vực hot và được “săn đón” nhất hiện nay[/caption]
Góp phần giúp doanh nghiệp bán được hàng:
Thiết kế đồ họa giữ vai trò khá quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Nhất là trong thời công nghệ số hóa, mọi món hàng đều có thể mua sắm trực tuyến hiện nay. Ngoài nhiệm vụ thiết kế bao bì sản phẩm sao cho bắt mắt nhưng vẫn tinh tế, lột tả đúng tinh thần của món sản phẩm, thiết kế đồ họa còn đảm nhiệm hình ảnh truyền thông trên các trang bán hàng, trang mạng xã hội…
Xem thêm các ứng dụng của ngành Thiết kế đồ họa: 8 “miếng bánh ngon” của ngành Thiết kế đồ họa số
Học Thiết kế đồ họa trường nào tốt cho Gen Z?
Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng tại TPHCM hiện nay đều có đào tạo ngành học Thiết kế đồ họa, tuy nhiên mỗi trường đều có những thế mạnh khác nhau. Chọn được một ngôi trường tốt để theo học là bạn gần như đã đạt một phần ba của thành công.
Riêng với những bạn trẻ Gen Z năng động, cá tính và có “tiếng nói” riêng để tự mình định hướng cho công việc tương lai, hãy thử khám phá tính cách của bản thân và đưa ra những tiêu chí chọn trường cho phù hợp.
Ví dụ: Thích “đánh nhanh, thắng nhanh”: Theo nhiều nghiên cứu khảo sát cho thấy, giới trẻ ngày nay sẽ không dành quá nhiều thời gian tập trung vào một điều gì đó nếu không có ấn tượng hay ngay lập tức bị cuốn hút. Và vì có rất nhiều kiến thức mới cần học hỏi, họ thích sự nhanh chóng, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đặt chất lượng học lên hàng đầu.
[caption id="attachment_9406" align="aligncenter" width="800"] Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa số tại KIC học 2 năm 6 tháng (6 học kỳ) với thời lượng hơn 300 giờ thực hành, thực tập thực tế[/caption]
Thích tự tay làm nhiều hơn, trải nghiệm thực tế hơn: Một người làm thiết kế đồ họa có chất đồng nghĩa sẽ luôn có ‘cái tôi nghệ thuật’ rất cao. Là thế hệ chủ động, có chính kiến, có hiểu biết và biết cách chọn lọc thông tin để tiếp nhận, các bạn trẻ có xu hướng chọn học thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn việc đơn thuần chỉ nghe thầy cô giảng bài và chép lại. Do đó, một chương trình học ngành thiết kế đồ họa phù hợp với Gen Z phải vừa chú trọng kiến thức nền tảng, vừa đảm bảo được rèn luyện các kỹ năng thực tế.
Và một trong những niềm tự hào của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa số tại KIC là được trải nghiệm chương trình on the job training - đưa các bạn từ ghế giảng đường đến thực tế doanh nghiệp với 300 giờ thực hành & thực tập thực tế. Các doanh nghiệp liên kết với trường đều là những thương hiệu có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo, sản xuất phim, hoạt hình như TripU, Alta Media, Creatory, Boom Media…
Tìm được một ngôi trường tốt, bạn đã có được một phần ba của thành công. Vậy, hai phần ba còn lại là gì?
Tìm thêm cho mình câu trả lời trong bài viết: Học ngành thiết kế đồ họa – đi từ đâu để không lạc lối?