Có đến 46% số công ty được khảo sát không thể tuyển được các chuyên viên có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang kì vọng sẽ có nguồn nhân lực được đào tạo cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy trong giai đoạn tới.
1. Nhu cầu nhân lực ngành thương mại điện tử tăng cao
Vừa qua, Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) đưa ra thông tin thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã đạt quy mô 13,2 tỷ USD trong năm 2020 bất chấp dịch bệnh Covid-19. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2021, khẳng định sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế mới này. Kể từ khi Internet và mạng xã hội du nhập vào Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến mức tăng có thể nói là thần tốc ở đất nước con rồng cháu tiên, với hơn 68 triệu tài khoản mạng xã hội. Với một con số tăng nhanh như vậy, rất dễ hiểu là các doanh nghiệp đang đua nhau đưa hàng lên mạng để bán cho mọi người tiêu dùng ở khắp mọi miền đất nước.
[caption id="attachment_6611" align="aligncenter" width="800"] Ngành thương mại điện tử và nhu cầu nhân lực[/caption]2. Thời cơ phát triển của ngành thương mại điện tử
Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã gây ra khó khăn chưa từng thấy cho các nền kinh tế trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Sau một thời gian ngắn đóng cửa để kiềm chế dịch bệnh, Chính phủ đã cho phép mọi thứ được vận hành như chưa bao giờ có rắc rối gì nghiêm trọng. Nhân cơ hội ngàn vàng của việc cách ly khiến các cửa hàng bị đóng hoặc phải hoạt động cầm chừng thì các hoạt động giao dịch trên mạng nở rộ cùng dịch vụ vận chuyển (ship) hàng đến tận nhà dành cho người mua. Theo Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, tỷ lệ kết nối Internet để mua hàng hóa đạt 62,5%, lựa chọn thanh toán trực tuyến đạt 17,9%. Giá trị mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng khoảng 13,8%/năm. Theo đà tăng trưởng này thì các chuyên gia dự đoán rằng tới năm 2025 quy mô kinh tế số ở Việt Nam có thể cán mốc 52 tỷ USD.
Với nhu cầu đó, có thể thấy chúng ta đang cần tuyển dụng thêm nhiều nhân lực trong ngành này đến thế nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia ngay vào các loại công việc của ngành này mà không qua đào tạo, tập huấn. Theo thống kê thì nhóm Nghệ thuật - vui chơi - giải trí và Thông tin - truyền thông là hai lĩnh vực có tỷ lệ chuyên viên phụ trách mảng triển khai thương mại điện tử lớn nhất, chiếm lần lượt là 45% và 42% trên tổng số các công ty được khảo sát. Các chuyên viên này cũng được kì vọng sẽ đáp ứng một số kỹ năng cụ thể về vi tính, ngoại ngữ, và khả năng tự học kiến thức mới để được giữ lại trong ngành kinh tế phát triển liên tục này.
[caption id="attachment_8052" align="aligncenter" width="800"] Ngành thương mại điện tử xu hướng hiện đại[/caption]Chính vì các rào cản này, trong vòng 3 năm gần đây, ngày càng khó để các công ty tuyển được lao động có kiến thức và kỹ năng về thương mại điện tử để đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Có đến 46% số công ty được khảo sát không thể tuyển được các chuyên viên có kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang kì vọng sẽ có nguồn nhân lực được đào tạo cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy trong giai đoạn tới.
Nhận thấy rõ nhu cầu nóng hổi này, Trường Cao đẳng Quốc tế Kent đã tích cực nghiên cứu để mở ngành đào tạo Thương mại Điện tử từ năm 2018. Chương trình đào tạo được nghiên cứu bởi Giáo sư Robert Greenwood và được kiểm định bởi tổ chức giáo dục NCFE của Anh Quốc. Sinh viên của ngành sẽ được học các kiến thức mới nhất, cập nhật và giảng dạy bởi đội ngũ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, đã thực chiến hơn 5 năm trong ngành. Sinh viên được thực tập trong thời gian học và khi ra trường được giới thiệu thẳng tới các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng phù hợp. Với lợi thế lịch sử gần 20 năm đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế tại Việt Nam, Trường Cao đẳng Quốc tế Kent có thể đảm bảo rằng sinh viên ra trường đạt được mức giao tiếp Tiếng Anh tiêu chuẩn để làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, mở ra tiền đồ sáng lạn trong tương lai. Chương trình được cấp phép bởi Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đào tạo trong 2 năm.
Thạc sĩ Lê Minh Đức
Trưởng khoa Kinh doanh và Công nghệ Ứng dụng
[caption id="attachment_7992" align="aligncenter" width="762"] Các ngành chủ lực thời đại 4.0: Digital marketing, sản xuất phim, thiết kế đồ họa[/caption]