Học quản trị khách sạn ra làm nghề gì, làm ở những vị trí nào? Đó là thắc mắc chung của đại đa số các bạn đang có ý định hoặc mong muốn theo đuổi ngành nghề này. Để giúp các bạn hình dung rõ hơn, bài viết này, Kent sẽ liệt kê những vị trí nhân sự phổ biến trong ngành nghề khách sạn, áp dụng trong từng trường hợp, ở các mốc cơ bản nhất.
1/ Học quản trị khách sạn ra làm nghề gì khi mới ra trường?
Nhiều bạn nhầm tưởng, học quản trị khách sạn ra sẽ được làm ngay ở vị trí quản lý. Thực tế, với ngành dịch vụ nói chung và quản trị khách sạn nói riêng, hầu hết các bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí nhỏ nhất ngay sau khi ra trường. Hay nói chính xác hơn là khi bạn chưa có kinh nghiệm, khó có nhà tuyển dụng nào chấp nhận để bạn đảm nhận vị trí quản lý ngay từ sớm, trừ khi bạn có năng lực xuất chúng.
Nhìn chung, sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, phần lớn, các bạn sẽ được nhận vào làm ở những vị trí thường thấy trong ngành như:
- Lễ tân khách sạn: Đây là vị trí thường thấy nhất, nếu bạn giao tiếp tốt, ngoại ngữ khá, có ngoại hình. Vị trí này bạn sẽ đảm nhận vai trò chính như chào đón khách hàng, làm thủ tục checkin, checkout, giao tiếp, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
- Phục vụ bàn, nhà hàng: Tại vị trí này bạn sẽ bắt đầu từ cách oder, tư vấn món ăn, thức uống, phục vụ và xử lý các vấn đề của khách hàng trong nhà hàng, khách sạn chuyên nghiệp nhất.
- Nhân viên buồng phòng: Là người đảm đương nhiệm vụ làm vệ sinh phòng ngủ cho khách, kiểm tra phòng khách check out, xử lý đồ thất lạc, giải quyết vấn đề phát sinh trong khách sạn, resort, villa, khu nghỉ dưỡng theo đúng tiêu chuẩn.
- Bartender: Là vị trí pha chế và phục vụ đồ uống tại các quầy bar. Vị trí này dành cho các bạn có năng lực, yêu thích công việc pha chế.
- Nhân viên sales, marketing, chăm sóc khách hàng: Nếu bạn yêu thích kinh doanh và mong muốn phát triển theo hướng kinh doanh thì nhân viên sale, marketing tại các nhà hàng, khách sạn là vị trí bắt đầu phù hợp nhất.
Ngoài ra, còn rất nhiều vị trí khác trong ngành khách sạn bạn có thể đảm đương ngay sau khi tốt nghiệp ra trường như bộ phận reservation, doorman, doorgirl, nhân viên bếp, thu ngân, tài chính kế toán, công nợ, kỹ thuật…
Tùy thuộc vào kế hoạch và lộ trình phát triển bạn đã vạch ra để lựa chọn vị trí phù hợp nhất. Bởi với ngành dịch vụ nói chung, hầu hết, để đảm đương được những vị trí cao, bạn cần đi lên từ những vị trí thấp nhất.
2/ Học quản trị khách sạn ra làm nghề gì khi đã có kinh nghiệm?
Sau khi làm việc tại các vị trí thấp, tích lũy kinh nghiệm, tùy theo năng lực, mong muốn và lộ trình thăng tiến của mình, lúc này bạn có thể apply vào những vị trí cao hơn. Dưới đây là một số gợi ý về lộ trình thăng tiến của một số vị trí trong ngành khách sạn dành cho người đã có kinh nghiệm.
Giám sát lễ tân: Sau khi có kinh nghiệm làm lễ tân, bạn có thể thăng tiến lên vị trí giám sát lễ tân. Vị trí này bạn sẽ chịu trách nhiệm giám sát công việc của nhân viên, tổ chức vận hành bộ phận lễ tân, bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên… thu nhập vị trí này từ 8-12 triệu, tùy vào môi trường làm việc.
Trợ lý hoặc trưởng bộ phận tiền sảnh: Nếu có năng lực, bạn có thể nhanh chóng đảm đương vị trí trợ lý hoặc trưởng bộ phận tiền sảnh (FOM). Nhiệm vụ của FOM là điều phối bộ phận lễ tân, đón tiếp khách VIP, đưa ra định hướng phát triển bộ phận, bồi dưỡng nhân sự… Từ vị trí trưởng bộ phận, bạn có thể thăng tiến các vị trí cao hơn rất nhiều.
Giám sát và quản lý nhà hàng: Khi có kinh nghiệm trong mảng nhà hàng, đây là 2 vị trí đầu tiên các bạn có thể thăng tiến. Mức lương sẽ tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, khách sạn cũng như năng lực của môi người, con số này sẽ dao động từ 15-45 triệu đồng.
Quản lý bộ phận ẩm thực, giám đốc dịch vụ ẩm thực: Ngoài ra, vị trí cao hơn bạn có thể đảm nhận nếu có kinh nghiệm trong mảng nhà hàng, ẩm thực là quản lý bộ phận ẩm thực hoặc tốt hơn là giám đốc khối dịch vụ (director).
Giám sát, trưởng bộ phận buồng phòng: Đối với vị trí buồng phòng, khi có kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí giám sát hoặc trưởng bộ phận và quản lý với mức lương dao động từ 15-30 triệu đồng.
Giám đốc hành chính, tài chính, nhân sự, truyền thông, kinh doanh…: Ở mỗi vị trí dù nhỏ nhất, khi bạn làm tốt, có đủ kinh nghiệm, năng lực, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên các vị trí cấp cao cùng mức lương hấp dẫn trong nghề.
Startup, chủ doanh nghiệp: Khi có đủ kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể mở nhà hàng, khách sạn, quản lý và phát triển doanh nghiệp của chính mình. Đây là một trong những lựa chọn và định hướng của không ít bạn trẻ hiện nay đang theo đuổi.
Tùy thuộc vào năng lực và hướng phát triển của mỗi người, số năm kinh nghiệm để thăng tiến sẽ khác nhau. Điểm chung nhất là nếu bạn nghiêm túc với nghề, học tập và nỗ lực học hỏi, phát triển bản thân không ngừng, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến ở những vị trí cao cùng mức lương hấp dẫn và môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất.
3/ Học quản trị khách sạn ra làm trái nghề, có hay không?
Một trong những lợi thế lớn nhất khi học ngành quản trị khách sạn đó là bạn sẽ được trang bị các kỹ năng mềm như giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp, kỹ năng quan sát, xử lý tình huống, kỹ năng phản biện…
Những kỹ năng này là nền tảng vững chắc để bạn có thể dễ dàng thích ứng với các công việc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Điều không phải sinh viên ngành nghề nào cũng làm được. Chẳng hạn, bạn hoàn toàn có thể trở thành tiếp viên hàng không, làm việc trong ngành hàng không với tấm bằng quản trị khách sạn…
Do đó, nếu bạn băn khoăn học quản trị khách sạn ra làm nghề gì thì câu trả lời là ngoài các công việc và vị trí chuyên ngành đa dạng kể trên, khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn, bạn hoàn toàn có thể làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều quan trọng là bạn biết bản thân giỏi và mạnh ở khía cạnh nào. Từ đó xây dựng lộ trình học tập và phát triển tốt nhất.
Mong rằng, vài chia sẻ trên đã giúp các bạn phần nào giải đáp được thắc mắc học quản trị khách sạn ra làm nghề gì? Nếu chưa biết bắt đầu học ở đâu chất lượng, bạn có thể tham khảo ngành quản trị khách sạn tại Kent International College.
Đừng quên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, Kent luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tại Hotline 0888 111 818
Có thể bạn quan tâm:
Kent International College: 18 tỷ đồng học bổng cho sinh viên nhập học năm 2021
Tốt nghiệp Cao đẳng Úc 100% cơ hội chuyển tiếp du học nước ngoài
“Ngày hội tuyển dụng 2019” của trường Cao đẳng Quốc tế Kent
Giáo sư Robert Greenwood: ‘Kiến thức là cánh cửa sẽ mở khi bạn gõ’