Bạn đang tìm hiểu ngành thiết kế đồ họa & đã đọc thông tin giới thiệu, hãy tiếp tục tìm hiểu danh sách các môn học chuyên ngành hay kỹ năng mềm cần có. Thiết kế đồ họa học môn gì và Designer cần có bao nhiêu kỹ năng, tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Tại sao bạn cần biết trước danh sách các môn học chuyên ngành?
Khác với thời học sinh cấp tiểu học hay trung học, một khi đã bước chân vào cánh cổng đại học, cao đẳng, bạn sẽ buộc phải làm quen với những phương pháp học tập mới, trong đó có tự học.
Với vô vàn kiến thức từ chuyên ngành tới nghiệp vụ, thời lượng học trên lớp phần lớn thường dành cho việc trao đổi, học nhóm hay thực hành kỹ năng dưới sự hướng dẫn của các giảng viên.
Do đó, biết trước các môn học chuyên ngành, nhất là với Thiết kế đồ họa, sẽ giúp bạn dễ dàng định hình được lộ trình học tập của mình, tránh lạc hướng hay hoang mang. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn và tìm hiểu trước các tài liệu, giáo trình… sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn bài giảng trên lớp và có nhiều dữ kiện để “thảo luận” với các thầy cô của mình.
[caption id="attachment_9390" align="aligncenter" width="800"] Tìm hiểu kỹ các môn học ngành Thiết kế đồ họa giúp bạn định hình con đường học tập của mình & tránh bị “lạc hướng”[/caption]
Vậy, ngành Thiết kế đồ họa tại KIC học bao nhiêu môn?
Câu trả lời là: rất nhiều môn. Bởi dù toàn bộ thông tin về lộ trình học tập, nhóm các môn học chính, thời lượng học… bạn đều có thể tìm thấy trên các kênh thông tin của trường, nhưng ngoài những môn học trong khung chương trình đạt chuẩn UK QAA (Anh Quốc), bạn còn được trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức thực tế thông qua các buổi hội thảo, chia sẻ chuyên đề…
[caption id="attachment_9389" align="aligncenter" width="800"] Ngành Thiết kế đồ họa học môn gì?[/caption]
Nhìn chung, một số nhóm môn học “đặc sắc” của chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại KIC có thể kể đến như:
Sáng tạo hình ảnh & typography
Layout, màu sắc, sự kết hợp hình ảnh với font chữ… đều có những nguyên tắc vàng mà designer cần “thuộc nằm lòng”. Bởi sự chuẩn xác của những yếu tố này chính là thước đo về độ cân chỉnh, hài hòa tạo nên một tổng thể thiết kế đẹp, sáng tạo.
Bạn sẽ được học những gì trong môn học Thiết kế đồ họa tưởng nhỏ mà “có võ” này:
- Kiến thức về chữ số cơ bản
- Kỹ năng trình bày, sáng tạo chữ số
- Nội dung và tính chất của chữ
- Bố cục chữ trên sản phẩm thực tế
- Nguồn ký tự chữ thiết kế bố cục quảng cáo, thiết kế hình ảnh, thiết kế thương hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu, các sản phẩm liên quan tới in ấn: sách, báo, tạp chí, ...
- Các công cụ đồ hoạ để thiết kế sản phẩm
[caption id="attachment_9391" align="aligncenter" width="800"] Typo không chỉ làm rõ thông điệp truyền thông mà còn là điểm “giữ chân” khách hàng nhìn vào sản phẩm đồ họa của bạn[/caption]
Thiết kế dàn trang
- Sử dụng thành thạo phần mềm Adobe Indesign để dàn trang chế bản trong in ấn, xuất bản điện tử
- Định dạng hình ảnh, văn bản, tiêu đề...
- Dàn trang Brochure, thiết kế trang cáo báo, tạp chí,..
Thiết kế bao bì & bộ nhận diện thương hiệu
- Khái niệm về bao bì – nhãn hiệu - logo & bộ nhận diện
- Tính chất của các chất liệu bao bì, thực hiện thiết kế nhãn - mác cho từng loại chất liệu bao bì cụ thể
- Các quy trình thực hiện thiết kế bao bì (lên layout & sản xuất thành phẩm)
Kịch bản - Sản xuất phim - Kỹ thuật quay
- Phát triển ý tưởng & xây dựng kịch bản phim, phim hoạt hình
- Kỹ thuật quay dựng video & các công đoạn sản xuất phim
Khởi sự kinh doanh
Môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng thực tế về ý tưởng, thị trường khi phát triển một doanh nghiệp truyền thông số. Dưới góc nhìn của một doanh nhân, chuyên gia tư vấn hay nhà phân tích kinh doanh trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa - Multimedia, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức:
- Hình thành ý tưởng kinh doanh và thị trường trong ngành Multimedia, truyền thông số.
- Phân tích, đánh giá thị trường để tìm các cơ hội và giải quyết các thách thức của các doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kinh doanh cho một doanh nghiệp Multimedia mới
Thực tập doanh nghiệp
Trong suốt 5 học kỳ học tập tại KIC, sinh viên sẽ dành phần lớn thời gian thực hành thực tế tại phòng Fablab – Studio được trang bị hệ thống máy tính, công cụ hỗ trợ, phần mềm đồ họa… tối tân nhất, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm.
Với học kỳ thực tập, sinh viên sẽ có đến 500 giờ thực tập thực tế tại doanh nghiệp (on the job training) trong lĩnh vực sản xuất nội dung sáng tạo số, truyền thông số, sản xuất phim, hoạt hình…
[caption id="attachment_9388" align="aligncenter" width="800"] Các môn học lý thuyết luôn song hành với thực tiễn, đảm bảo sinh viên Thiết kế đồ họa vừa vững kiến thức, vừa chắc kỹ năng[/caption]>> Tìm hiểu thêm về Chương trình đào tạo
Checklist kỹ năng Designer không-thể-không-có
Kỹ năng học tập
? Làm quen với phương pháp học và tự học
? Đọc thật nhiều
Ngoài Photoshop, AI, nguyên lý thiết kế đồ họa… là những môn bạn bắt buộc phải học, hãy đọc nhiều sách báo, học thêm ngoại ngữ, marketing, thời trang… để có thêm nhiều góc nhìn & chất liệu sáng tạo mới từ cuộc sống.
? Hỏi. Hỏi nữa. Hỏi mãi
Lênin đã nói “Học, học nữa, học mãi”, nhưng nếu cứ lao đầu học mà không hỏi sẽ rất dễ bế tắc. Đừng sợ hỏi sai, đừng sợ hỏi phiền. Hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và thầy cô, bạn bè của mình chính là cách để bạn học nhanh nhất.
>> Thử độ “match” tố chất của bạn và ngành Thiết kế đồ họa
[caption id="attachment_9387" align="aligncenter" width="800"] Sinh viên Thiết kế đồ họa KIC thường xuyên tham gian những buổi hội thảo, chuyên đề chia sẻ chuyện người - chuyện ngành[/caption]
Kỹ năng làm việc
? Ghi chú bằng sổ tay
Designer là dân sáng tạo, bạn sẽ không thể biết trước khi nào ý tưởng sẽ ập đến nên hãy có cho mình một cây bút & quyển sổ tay làm vật bất ly thân.
? Tuân thủ deadline
Designer thường rất “multi-tasking” khi phải hoàn thành song song từ thiết kế này đến hình ảnh khác cùng một lúc. Do đó, biết cách lập kế hoạch & tuân thủ deadline sẽ giúp công việc trôi chảy hơn và ít áp lực hơn.
? Biết cách giao tiếp
Designer không chỉ “làm bạn” với máy tính, Photoshop, InDesign… mà còn giao tiếp, tương tác với rất nhiều đồng nghiệp và khách hàng. Biết cách hợp tác, nói chuyện “dễ thương” và cởi mở sẽ giúp bạn nhận được nhiều ý tưởng hay ho, mở rộng mối quan hệ & kết nối với nhiều người hơn.
>> Mách bạn tips “tránh lạc hướng” khi học ngành Thiết kế đồ họa
Có thể thấy, số lượng và cả khối lượng môn học ngành Thiết kế đồ họa đều không có bất kỳ giới hạn nào. Trên đây chỉ là một số môn học chính trong ngành, bởi song song các môn chuyên ngành, bạn sẽ được trang bị nhiều kỹ năng phát triển toàn diện.